Vệ sinh bệnh viện

Môi trường bệnh viện là nơi tiềm ẩn nhiều nhiều nguy cơ lây nhiễm bệnh dịch. Chính vì vậy việc vệ sinh bệnh viện phải có những tiêu chuẩn và nguyên tắc riêng. Dưới đây là 17 nguyên tắc cơ bản của vệ sinh bệnh viện cần được đảm bảo để giúp cho không gian của bệnh viện luôn sạch sẽ thoáng mát và đúng chuẩn an toàn cho vệ sinh.

Vệ sinh cần đảm bảo đúng nguyên tắc cơ bản của vệ sinh bệnh viện
Vệ sinh cần đảm bảo đúng nguyên tắc cơ bản của vệ sinh bệnh viện

 

1. Nguyên tắc cơ bản trước khi làm sạch

Để thực hiện công tác vệ sinh bệnh viện tốt nhất cần thực hiện theo 3 bước: Trước, trong và sau khi làm sạch. Ứng với mỗi giai đoạn sẽ có những nguyên tắc vệ sinh phù hợp. Và ứng với 17 nguyên tắc cơ bản sẽ có 13 quy định vệ sinh bệnh viện được đưa ra. Cụ thể 17 nguyên tắc cơ bản trước khi làm sạch sẽ như sau:

1.1. Loại bỏ tất cả các chất bẩn

Loại bỏ tất cả chất bẩn là điều kiện tiên quyết trước khi các nhân viên vệ sinh tiến hành làm sạch bất cứ một khu vực nào. Việc loại bỏ chất bẩn tại bệnh viện là một quá trình từ phát hiện đến thu gom, tiêu hủy hoàn toàn chứ không phải là di chuyển chất bẩn từ khu vực này sang khu vực khác.

Ví dụ: Trên sàn phòng cấp cứu có dính máu thì nhân viên vệ sinh phải dùng giấy thấm hết các vết máu, sau đó rửa sạch sàn bằng nước tẩy rửa và nước khử trùng. Bông tẩm máu sẽ được mang đi tiêu hủy.

Dọn vệ sinh ở phòng mổ bệnh viện
Dọn vệ sinh ở phòng mổ bệnh viện

 

1.2. Phân vùng vệ sinh trước khi tiến hành làm sạch

Trong bệnh viện có rất nhiều các khu vực cần phải tiến hành làm vệ sinh. Có những khu vực có mức độ lây nhiễm cao, có những khu vực mức độ lây nhiễm thấp, và cũng có những khu vực ít lây nhiễm nhưng lại có mật độ người ra vào lớn…

Ứng với mỗi khu vực lại có một yêu cầu và tiêu chuẩn vệ sinh riêng. Chính vì vậy, việc phân vùng vệ sinh bệnh viện trước khi tiến hành làm sạch là vô cùng cần thiết để có những biện pháp vệ sinh phù hợp cho từng khu vực.

Dựa trên tính chất chuyên khoa, số lượng và tần suất phục vụ chăm sóc người bệnh hàng ngày các khu vực vệ sinh trong bệnh viện được phân vùng theo 3 cách sau:

  • Phân loại theo vùng:
    • Vùng sạch: Phòng hành chính, phòng giao ban, phòng nghỉ nhân viên, nhà kho….
    • Vùng kém sạch: Những phòng trực tiếp có liên quan đến hoạt động khám và chữa bệnh như phòng khám bệnh, phòng thay băng, phòng chuẩn bị dụng cụ, buồng bệnh,…
    • Vùng nhiễm khuẩn: Phòng vệ sinh, phòng thụt rửa, phòng để đồ bẩn,….
  • Phân loại theo nguy cơ:
    • Nguy cơ thấp: Khu vực hành chính
    • Nguy cơ trung bình: Khu vực khám và điều trị.
    • Nguy cơ cao: Khu vực nếu không xử lý tốt có thể nguy hiểm đến tính mạng người bệnh và nhân viên y tế, cũng như có thể lây thành dịch bệnh: khu vực phòng cách ly, khoa nhiễm, khu phẫu thuật,…
  • Phân loại theo màu sắc:
    • Màu xanh: Khu vực an toàn, sạch, ít nguy cơ (văn phòng, kho sạch, nhà ăn…).
    • Màu vàng: Khu vực chăm sóc và điều trị, nguy cơ trung bình (buồng bệnh, buồng thủ thuật).
    • Màu đỏ: Khu vực lây nhiễm, nguy cơ cao (nhà vệ sinh, khu vực chứa đồ vệ sinh, nơi cọ rửa dụng cụ).
    • Màu trắng: Khu vực vô khuẩn (phòng mổ, phòng sinh).
Vệ sinh phòng mổ tại bệnh viện 108
Vệ sinh phòng mổ bệnh viện Trung ương quân đội 108

1.3. Sử dụng dụng cụ riêng cho từng khu vực

Các dụng cụ vệ sinh phải đảm bảo hoạt động tốt và được sử dụng riêng cho từng khu vực trong bệnh viện. Đối với những khu vực yêu cầu đảm bảo vệ sinh cao như khu phòng mổ tiếp liệu thanh trùng, khu cách ly thì các dụng cụ vệ sinh chỉ được phép sử dụng một lần.

Điều này không chỉ giúp tối đa hóa hiệu suất làm việc mà còn tránh lây nhiễm chéo giữa các phòng ban. Đồng thời, việc bảo quản các công cụ, dụng cụ cho từng khoa cũng được đảm bảo hơn.

1.4. Không làm vệ sinh ở buồng bệnh khi có nhân viên y tế đang thực hiện các kỹ thuật thăm khám và điều trị

Không vệ sinh khi thăm khám và điều trị có nhiều lý do:

  • Cản trở quá trình khám bệnh: Để tránh cản trở quá trình thăm khám và điều trị của các y bác sĩ, các nhân viên vệ sinh không được làm vệ sinh trong khi các bác sĩ đang thực hiện kỹ thuật khám chữa bệnh.
  • Hiệu quả làm sạch không cao: Có nhiều bệnh nhân, gây khó khăn khi cho việc vệ sinh và làm sạch.
  • Không an toàn cho mọi người: Vệ sinh sử dụng nhiều hóa chất tẩy rửa nên cần tránh khi đông người.

1.5. Cần làm sạch ngay mỗi khi phòng bị dơ

Nhân viên vệ sinh tiến hành làm sạch ngay phòng mỗi khi bị dơ để hạn chế các rủi ro không mong muốn cho người bệnh và các y bác sĩ. Việc làm sạch này mang lại rất nhiều lợi ích:

  • Tránh lây nhiễm nguồn bệnh: Mỗi vết bẩn, đều chứa rất nhiều vi khuẩn và rủi ro, vậy nên dọn vết bẩn khi phòng bị dơ là 1 trong những nguyên tắc cơ bản của vệ sinh bệnh viện.
  • Tránh lây vết bẩn đến các khu sạch hơn: Các vết bẩn có thể bị dấm đạp và đưa đi khắp nơi. Thành ra, từ một vết bẩn nhỏ có thể xử lý ngay, trở thành một vết bẩn lớn khó xử lý hơn nhiều.
  • Tránh nguy hiểm khó lường: Ví dụ: Bệnh nhân vô tình làm rơi ống nghiệm thủy tinh có chứa thuốc tiêm xuống sàn, làm cho các mảnh thủy tinh vương vãi trên nền nhà. Lúc này, nhân viên vệ sinh cần ngay lập tức tiến hành thu gom và xử lý các mảnh thủy tinh vỡ sạch sẽ.
Vệ sinh phòng bệnh sạch sẽ giúp tránh lây nhiễm nguồn bệnh
Vệ sinh phòng bệnh sạch sẽ giúp tránh lây nhiễm nguồn bệnh

2. Nguyên tắc trong lúc làm vệ sinh bệnh viện đạt hiệu quả tốt nhất

Để vệ sinh bệnh viện tốt nhất, nhân viên vệ sinh sẽ phải tuân thủ 9 nguyên tắc dưới đây.

2.1. Làm sạch bất kỳ bề mặt, đồ dùng, thiết bị nào có bụi, chất bẩn

Nguyên tắc vệ sinh bệnh viện cơ bản trong khi làm vệ sinh là làm sạch bất cứ bề mặt, đồ dùng, thiết bị nào có bụi bẩn đều. Điều này đảm bảo môi trường bệnh viện luôn sạch sẽ, thoáng mát, ít độc hại.

Khi làm sạch nhân viên vệ sinh cần phải đeo khẩu trang, đi bao tay. Tuyệt đối không dùng tay không để loại bỏ chất thải vì rất có thể sẽ bị tổn thương do kim tiêm hoặc các vật dụng y tế sắc nhọn đâm vào.

2.2. Làm sạch từ nơi ít ô nhiễm tới nơi ô nhiễm nhất, từ bề mặt ít tiếp xúc tới tiếp xúc thường xuyên, từ cao tới thấp và từ trong ra ngoài

Nguyên tắc để vệ sinh bệnh viện tốt nhất cần phải thực hiện theo tuần tự từ khu vực sạch đến khu vực dơ, từ trên xuống dưới và từ trong ra ngoài. Quy trình vệ sinh bệnh viện như sau:

  • B1: Nhân viên vệ sinh tiến hành thu gom rác thải y tế trong phòng bệnh
  • B2: Loại bỏ bụi bẩn ở khu vực hành lang, lối đi ngoài phòng bệnh.
  • B3: Pha hóa chất theo nồng độ được quy định.
  • B4: Tiến hành lau chùi các bề mặt với nước tẩy rửa và hóa chất diệt khuẩn.
  • B5: Phân loại rác thải đưa đến khu xử lý và tái chế.
Nhân viên tiến hành làm sạch theo đúng nguyên tắc
Nhân viên tiến hành làm sạch theo đúng nguyên tắc

2.3. Loại bỏ chất bẩn nhìn thấy được trước khi làm sạch/khử khuẩn

Chất bẩn trong bệnh viện tồn tại ở hai dạng cơ bản: một là nhìn thấy được và hai là không nhìn thấy được bằng mắt thường.

  • Với những chất bẩn nhìn thấy được bằng mắt thường: Các nhân viên vệ sinh phải tiến hành loại bỏ trước khi làm sạch hoặc khử khuẩn.
  • Với những chất bẩn không nhìn thấy được: Cần phải có các thiết bị hỗ trợ phát hiện vết bẩn, sau đó mới tiến hành công tác làm sạch theo quy trình quy định.

Ví dụ: Các vết bẩn như vết máu của bệnh nhân, bùn đất dính trên nền nhà là những vết bẩn nhìn thấy được. Các nhân viên vệ sinh tiến hành lau, cạo bỏ các vết bẩn này trước khi khử khuẩn chung.

2.4. Sử dụng tải/giẻ khô, sạch khi bắt đầu thực hiện quá trình lau

Nhân viên vệ sinh phải sử dụng tải/giẻ khô sạch để thực hiện quá trình lau. Sở dĩ vậy là do giẻ sạch sẽ không làm dính thêm bụi bẩn khi lau chùi các bề mặt. Mặt khác sử dụng giẻ/tải sạch cũng góp phần giảm tải các mầm bệnh phát sinh.

Nguyên tắc chung khi vệ sinh bệnh viện tốt nhất bằng tải/giẻ:

  • Làm ướt với dung dịch khử khuẩn sát khuẩn trước.
  • Chỉ dùng khăn lau, tấm lau sàn một lần.
  • Phải có đủ tấm lau để thay đổi đầu lau thường xuyên.
Nhân viên dùng tải khô sạch để lau sàn
Nhân viên dùng tải khô sạch để lau sàn

2.5. Giảm thiểu khuếch tán bụi trong quá trình lau

Một số nguyên tắc tránh khuếch tán bụi khi vệ sinh bệnh viện là:

  • Các nhân viên sẽ không được dùng chổi trong khu vực phòng bệnh, văn phòng
  • Không được bật quạt khi đang thu gom rác thải, bụi bẩn.
  • Điều kiện lý tưởng để thực hiện vệ sinh là trong khu vực cần vệ sinh không có người bệnh hoặc cán bộ y tế.

2.6. Không giũ, lắc tải/giẻ khi lau

Việc giũ, lắc tải/ giẻ khi lau các bề mặt sẽ khiến bụi bẩn bị văng ra khu vực đã được vệ sinh và trực tiếp làm khuếch tán vi khuẩn gây bệnh vào trong không khí, gây lây lan dịch bệnh trên diện rộng. Do đó, phải đảm bảo nguyên tắc khi vệ sinh bệnh viện là các nhân viên không được giũ giẻ lau, đặc biệt là nơi đông người.

2.7. Không nhúng lại khăn/giẻ bẩn vào dung dịch làm sạch/khử khuẩn

Một trong những lỗi phổ biến mà nhân viên vệ sinh hay mắc phải đó chính là nhúng lại khăn/giẻ bẩn vào dung dịch làm sạch khử khuẩn. Việc làm này vô tình đã làm cho chất lượng vệ sinh không được đảm bảo đúng như các quy định, tiêu chuẩn đã đề ra. Nguyên nhân là do khăn vẫn còn dính bẩn, khi lau các chất bẩn đó vẫn dính lên các bề mặt cần làm sạch.

Cho nên, để đảm bảo chất lượng vệ sinh bệnh viện tốt nhất các nhân viên vệ sinh tuyệt đối không được nhúng lại khăn/giẻ bẩn vào dung dịch làm sạch/khử khuẩn.

Có thể bạn quan tâm: Hướng dẫn vệ sinh bệnh viện với 4 bước đơn giản từ A – Z

Dùng riêng biệt các loại khăn lau
Dùng riêng biệt các loại khăn lau

2.8. Sử dụng giẻ lau riêng cho các bề mặt xung quanh mỗi giường bệnh

Để hạn chế lây nhiễm chéo, các bề mặt xung quanh mỗi giường bệnh cần phải được sử dụng giẻ lau riêng. Đặc biệt với những khu vực phòng mổ, tiếp liệu thanh trùng, phòng cách ly thì chỉ nên sử dụng khăn lau một lần. Với các khu vực ngoại cảnh của bệnh viện như sảnh, cửa, cầu thang… nếu muốn sử dụng khăn lau nhiều lần thì phải giặt lại khăn lau/tải thường xuyên.

2.9. Dùng hoá chất vệ sinh đúng theo hướng dẫn

Hóa chất được dùng trong vệ sinh bệnh viện tốt nhất sẽ có thành phần và nồng độ khác với các loại hóa chất vệ sinh trường học, tòa nhà hoặc trung tâm thương mại… Ngoài đặc tính tẩy rửa, các loại hóa chất này cũng phải đảm bảo được khả năng kháng khuẩn cao. Khi sử dụng cũng cần phải tuân thủ theo đúng hướng dẫn chỉ định của bộ phận kiểm soát lây nhiễm như:

  • Loại hộp/can chứa hóa chất khử khuẩn/làm sạch chỉ dùng đựng một lần.
  • Không bổ sung tiếp hóa chất vào can/hộp đã sử dụng hết hoặc đang sử dụng.
  • Thay dung dịch làm sạch/khử khuẩn theo khuyến cáo của nhà sản xuất và các cán bộ chuyên môn.
  • Tăng tần suất vệ sinh và thay hóa chất làm sạch/khử khuẩn ở nơi có nguy cơ ô nhiễm cao, khi nhìn thấy chất bẩn và ngay sau khi làm sạch máu/dịch cơ thể tràn trên bề mặt.
 Dùng hóa chất theo đúng hướng dẫn
Dùng hóa chất theo đúng hướng dẫn

3. Nguyên tắc cơ bản sau khi làm sạch bệnh viện

3.1. Chất thải được phân loại, thu gom đúng quy định

Sau khi làm sạch bệnh viện, các chất thải sẽ được thu gom, phân loại và xử lý đúng hướng dẫn an toàn. Lưu ý:

  • Không nén, dồn túi đựng chất thải bằng tay vì có nguy cơ bị tổn thương do các mảnh vỡ, kim tiêm hoặc các dụng cụ y tế sắc nhọn khác.
  • Quản lý kim tiêm và các vật sắc nhọn bằng thùng chứa đúng tiêu chuẩn.

3.2. Vệ sinh dụng cụ ngay sau khi sử dụng.

Các dụng cụ ngay sau khi sử dụng cần được vệ sinh sạch sẽ để phục vụ cho lần làm sạch tiếp theo. Một vài nguyên tắc về công tác vệ sinh, bảo quản và cất giữ dụng cụ như sau:

  • Dụng cụ vệ sinh phải được cất ở phòng chứa đồ riêng, không để dụng cụ vệ sinh trong phòng sau khi đã làm sạch.
  • Dụng cụ vệ sinh phải được làm sạch, khử khuẩn và sấy khô trước khi cất giữ.
  • Cây lau nhà và các đầu lau nhà phải được làm sạch, khô hàng ngày trước khi sử dụng lại.
  • Giỏ, xô đựng hóa chất, xe vận chuyển đồ thải, chất thải cũng phải được vệ sinh sạch sẽ hàng ngày.
Thu gom rác thải ở bệnh viện
Thu gom rác thải ở bệnh viện

3.3. Nhân viên vệ sinh phải mang bảo hộ theo quy định

Để đảm bảo an toàn trong quá trình vệ sinh và các tiêu chuẩn kiểm soát lây nhiễm, mỗi nhân viên vệ sinh phải mang bảo hộ theo quy định. Tùy thuộc vào các khu vực mà mức độ yêu cầu về bảo hộ sẽ khác nhau. Nhưng nhìn chung đồ bảo hộ cơ bản của các nhân viên bao gồm: mũ trùm đầu, khẩu trang, găng tay, quần áo bảo hộ, giày, dép bảo hộ.

Dưới đây là các nguyên tắc về vấn đề bảo hộ lao động mà các nhân viên vệ sinh phải tuân thủ:

  • Phải mặc đồ bảo hộ đầy đủ trước khi tiến hành công tác vệ sinh bệnh viện.
  • Không dùng tay trần để thu gom, loại bỏ rác thải.
  • Thông báo ngay cho người quản lý, giám sát khi bị tổn thương do vật dụng y tế sắc nhọn đâm phải.
Nhân viên vệ sinh bệnh viện
Nhân viên vệ sinh bệnh viện của Vệ Sinh Cường Phát luôn mang đầy đủ đồ bảo hộ khi làm vệ sinh

Thay vì phải đau đầu về việc tổ chức đội ngũ, giám sát thực hiện các nguyên tắc vệ sinh bệnh viện, ban quản lý bệnh viện hoàn toàn có thể thuê một đơn vị cung cấp dịch vụ vệ sinh bệnh viện chuyên nghiệp.

Để sử dụng dịch vụ vệ sinh bệnh viện từ Vệ Sinh Cường Phát – một trong những công ty vệ sinh bệnh viện chuyên nghiệp hàng đầu hiện nay, hãy liên hệ:

CÔNG TY VỆ SINH CÔNG NGHIỆP CƯỜNG PHÁT

Địa chỉ: Số 6A, Lĩnh Nam, Vĩnh Hưng, Hoàng Mai, Hà Nội
Tel: 04.668.07.937 - Hotline: 0946.434.856 / 0982.035.041
Email: vesinhcuongphat@gmail.com
Website: vesinhcuongphat.com

Hỗ trợ trực tuyến

0982.035.041
04.668.07.937

ĐỐI TÁC

https://vesinhcuongphat.com/
BITEX
CIPUTRA
Ngân hàng Nông Nghiệp
HANDICO

THỐNG KÊ

Lượt truy cập: 1051082
Đang online: 8
0982035041
0982035041Facebook: 0982035041Zalo: 0982035041